Bệnh thoái hóa khớp gối là bệnh phổ biến thứ nhất trong các bệnh về xương khớp. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới số người mắc bệnh thoái hóa khớp gối từ năm 2000-2016 tăng 40%. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối do vậy việc hiểu biết về bệnh là cách phòng tránh tốt nhất để giúp bản thân mình và những người xung quanh không mắc phải căn bệnh quái ác này.


Hôm nay, chuabenhbangthaoduoc.com.vn sẽ cùng bạn đưa ra sổ tay những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp gối để giúp mọi người có một sức khỏe tốt hơn.

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì:

– Thoái hoá khớp gối là bệnh thoái hoá của khớp gối có các biểu hiện sớm nhất ở sụn khớp sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp.

– Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tiến triển của thoái hóa khớp như tuổi, giới tính, tình trạng quá cân, yếu tố di truyền, bất thường về giải phẫu, tình trạng chấn thương.

Tính chất của bệnh thoái hóa khớp gối:

– Bệnh thoái hóa khớp gối gặp ở hầu hết mọi quốc gia, chủng tộc.

– Bệnh thoái hóa khớp gối thường hay gặp ở những người lớn tuổi, cả nam và nữ do ảnh hưởng của quá trình lão hóa cơ thể.

– Người mắc bệnh thoái hóa khớp có thể do bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp theo thống kê những công nhân khuân vác, thợ mỏ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những người làm công việc nhẹ.

– Tính chất giới tính cũng ảnh hưởng đến bệnh: Ở lứa tuổi 45-55, tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ ngang nhau, nhưng sau tuổi 55 bệnh gặp ở phụ nữ với tỉ lệ cao hơn so với nam.

Tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối

Nguyên phát

– Thoái hóa khớp gối có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân

Nguyên nhân thứ phát

– Do rối loạn chuyển hóa, chấn thương và bất thường về giải phẫu

– Có nhiều giả thuyết giải thích sự thoái hoá sụn trong bệnh thoái hoá khớp nhưng chủ yếu là thuyết cơ học. Khi có sự quá tải cơ học làm thay đổi chuyển hoá của các tế bào sụn sẽ hình thành một số men gây phá vỡ các chất căn bản của sụn. Biểu hiện đầu tiên là những mảnh gãy nhỏ sau đó gây thoái hoá và mất dần sụn khớp, biến đổi cấu trúc của khớp và hình thành gai xương.

– Quá trình thoái hoá khớp không kiểm soát được vì khi có biến đổi cấu trúc sụn, tác động cơ học lên khớp cũng thay đổi dẫn đến quá tải nặng hơn, làm giải phóng nhiều men gây thoái hoá hơn và quá trình thoái hoá liên tục xảy ra.

Các phòng tránh và điều trị bệnh thoái hóa khớp gối:

1. Giữ cân nặng cơ thể cân đối

– Khi bạn bị thừa cân, béo phì, toàn bộ sức nặng cơ thể sẽ gây sức ép lên hai đầu gối. Áp lực quá tải sẽ dẫn dến thoái khớp gối và cả các khớp nhỏ trên cơ thể như khớp bàn tay, ngón tay,…

Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên có chế độ điều chỉnh cân nậng của mình để phòng ngừa thoái hóa khớp và nhiều bệnh nguy hiểm khác do thừa cân gây nên như: tim mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường,…

2. Hạn chế mang vác đồ quá sức

– Khi làm một việc vận động mà bạn nghĩ là quá sức của mình thì tốt nhất nên nhờ người những người xung quanh trợi giúp.

– Mang vác vật nặng có thể dẫn đến tổn thương khớp gây ra đau nhứt và có thể chuyển biến xấu hơn khi những lỗ tổn thương nhỏ có thể phát triển lớn hơn trên mặt sụn khớp cuối cùng dẫn đến thoái hóa khớp.

Vì vậy, hãy tự lượng sức mình bạn nhé!

3. Phòng thoái hóa khớp nhờ tăng cường vận động vừa sức

– Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức như chạy bộ, tập yoga, đi xe đạp,…sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng, tăng cường tiết dịch và cung cấp dinh dưỡng cho các sụn khớp hoạt động linh hoạt hơn…

Khớp khỏe mạnh đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.

4. Luyện tập hóa sức ngay từ đầu chỉ gây phản tác dụng

– Luyện tập vừa phải tốt cho khớp và cơ bắp, nhưng luyện tập quá sức thì tác động hoàn toàn ngược lại. Nếu bạn mới bắt đầu luyện tập nhưng lại gắng sức và nóng nảy trong nhằm để đốt giai đoạn, thì vô tình sẽ làm chết lớp sụn mới còn non yếu do các lực tác động quá mức của chính mình.

Nên bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó mới tăng dần lên tùy vào sự phản ứng của cơ thể, tránh tổn thương và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp đặc biệt là khớp gối.

5. Tránh các tư thế không đúng trong sinh hoạt

Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Khi giữ cơ thể và các khớp thẳng, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế áp lực đè lên khớp sẽ ở mức tối thiểu.

Hơn nữa, sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp sẽ giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

6. Vận động, thay đổi tư thế cơ thể thường xuyên

Trong làm việc và sinh hoạt cần thay đổi các tư thế thường xuyên. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp.

Đây là nguy cơ chính gây ra bênh thoái hóa khớp do nghề nghiệp, đặc biệt là nhân viên văn phòng.

Mất tập trung và giảm hiệu suất công việc

7. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp nhờ dấu hiệu từ cơ thể

– Cơ thể chúng ta có cơ chế báo động rất tuyệt vời. Khi có vấn đề nó sẽ báo động ngay cho bạn. Nhưng thường thì chúng ta phớt lờ hoặc cho rằng tự nhiên sẽ hết.

– Nhưng thực tế, đau là dấu hiệu báo động chủ yếu của những vấn đề bất ổn. Phải ngưng ngay lập tức các vận động nếu chúng gây đau hoặc khám sức khỏe ngay khi các chịu trứng đau nhẹ kéo dài vài ngày.

Chủ đề cùng chuyên mục: