Qua nhiều năm, các kỹ thuật nuôi tôm trong các ao nuôi đã phát triển từ việc cho ăn bằng tay đơn giản (rải thức ăn viên) sang các hình thức tự động hóa hơn, nơi mà các thiết bị chuyên dụng phân phối các viên thức ăn thủy sản dựa trên hoạt động ăn của tôm. Ở Ecuador, trong lịch sử, hệ thống cho tôm ăn được sử dụng nhiều nhất là cho ăn bằng tay (có hoặc không có các khay cho ăn, dùng để theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn), tiếp theo là hệ thống cho ăn chỉ sử dụng các khay thức ăn.



Tần suất cho ăn là một lần trong một ngày trong hầu hết các trường hợp, và với tỷ lệ thấp hơn, hai lần một ngày. Các tỷ lệ cho ăn ở các trang trại nuôi tôm là do các nhà sản xuất thức ăn cho tôm cung cấp và khuyến cáo, hoặc do các trang trại nuôi tôm phát triển theo thời gian dựa trên lịch sử tiêu dùng thức ăn.

Hệ thống cho ăn và quản lý thức ăn này áp dụng các ao nuôi tôm lớn đã chứng tỏ là phức tạp và không hiệu quả trong việc thể hiện tiềm năng di truyền của tôm chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) bởi vì nó không tính đến các yếu tố sinh lý liên quan đến việc cho ăn. Một trong những yếu tố này là thời gian rỗng của dạ dày, và có thể các thức ăn thủy sản được phân bố không hiệu quả, với những hậu quả về môi trường và kinh tế tương ứng. Bài báo này bàn về việc cho ăn theo nhu cầu thông qua các hệ thống phân phối tự động để cải thiện hoạt động nuôi tôm ở Ecuador và được điều chỉnh từ số ra tháng 6 năm 2017 của Aquacultura (Ecuador).

Các nghiên cứu về tần số cho ăn

Có rất nhiều nghiên cứu thực hiện về tần số cho ăn ở tôm L. vannamei; tuy nhiên, kết quả không nhất quán. Một số nghiên cứu cho thấy có một tác động tích cực giữa tần suất và tăng trưởng tôm, trong khi một số khác cho thấy không có sự cải thiện với tần suất cho ăn cao hơn. Rất có thể những kết quả trái ngược này là do hạn chế về số lần tôm được cho ăn hàng ngày và/hoặc vì việc cho ăn không phụ thuộc vào nhu cầu của tôm.

Tuy nhiên, với sự ra đời của những tiến bộ kỹ thuật khác nhau - chẳng hạn như các đầu dò tín hiệu âm thanh, thiết bị theo dõi và báo cáo âm thanh phát sinh khi tôm đang trong quá trình cho ăn - có thể thay đổi cơ bản các kết luận về tần suất cho tôm ăn. Tag: phòng bệnh trên tôm thẻ

Napaumpaiporn và Churcild (2013), trong một nghiên cứu tiến hành với tôm L. vannamei, so sánh hiệu quả của ba chiến lược cho ăn: (1) cho ăn thủ công bốn lần một ngày; (2) cho ăn tự động sử dụng bộ tính giờ; và (3) cho ăn tự động bằng phát hiện âm thanh phát ra khi tôm đang được cho ăn. Các thí nghiệm được tiến hành trong các ao diện tích 1 ha, được thả 75 con/m2

Kết thúc thử nghiệm 120 ngày, kết quả cho thấy sự tăng trưởng hàng ngày của chiến lược 2 và 3 (0,21 và 0,24 g/ngày) cao hơn đối với chiến lược 1 (0,18 g/ngày). Trọng lượng cuối cùng đạt được với chiến lược 3 (24,5 g) lớn hơn đáng kể so với chiến lược 1 (15,9 g). Mặc dù không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ sống, tỷ lệ cao hơn được quan sát thấy bằng hệ thống phát hiện âm thanh. Việc chuyển đổi thức ăn cao nhất ở chiến lược 1 (1,6), cao hơn đáng kể so với chiến lược 2 (1,4) và chiến lược 3 (1,3). Việc tự động cho ăn bằng cách phát hiện âm thanh tăng hiệu suất 10%, so với việc rải thức ăn thủ công.

Việc cho ăn theo yêu cầu cải thiện các chỉ số năng suất liên quan đến việc cho ăn một hoặc hai lần một ngày; tuy nhiên, chiến lược này phải được thực hiện với một loại thức ăn thủy sản đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của tôm. Tag: nuôi tôm biofloc

Các kết quả đánh giá thực địa

Tác động của việc cho ăn thường xuyên khi cần thiết và tùy thuộc vào nhu cầu đã được đánh giá trong các môi trường sản xuất khác nhau. Chẳng hạn, trong một ao nuôi rộng 7 hecta đã được cho ăn thủ công mỗi ngày một lần, một hệ thống cho ăn bằng việc phát hiện âm thanh đã được thực hiện với trọng lượng tôm khoảng 9 g (ngày 62). Khi cho ăn dựa trên nhu cầu, một sự gia tăng đáng kể về tốc độ tăng trưởng tôm đã được quan sát thấy, cao hơn nhiều so với những gì đã đạt được bằng cách rải thức ăn bằng tay chỉ mỗi ngày một lần.

Các hành vi của sự sống của tôm cũng được cải thiện. Khi so sánh với ngày 55 với đường cong thể hiện sự sống trung bình ước tính ở một số trang trại nuôi tôm tại Ecuador, có thể quan sát thấy sự gia tăng khoảng 8 – 10% tỷ lệ sống trong 10 ao nuôi được cho ăn theo nhu cầu.

Trong một đánh giá khác được thực hiện tại một trại nuôi tôm với một hệ thống trao đổi nước mở, nước được bơm từ dòng suối vào kênh chứa và sau đó phân phối đến ao. Diện tích ao nuôi trung bình khoảng 8 ha, độ sâu từ 80 đến 120 cm. Mật độ thả ao nuôi từ 13 đến 15 con tôm/m2. Chu kỳ sản xuất kéo dài từ 98-126 ngày, nhiệt độ trung bình 28 độ C và độ mặn 24 ppt.

Các vùng nuôi được hình thành trong ao theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo việc sử dụng thức ăn tốt nhất của tôm. Thức ăn được phân phối bằng các hệ thống tự động được cung cấp các dụng cụ phát hiện âm thanh. Các hệ thống này phân phối thức ăn tùy thuộc vào nhu cầu của tôm, dựa trên âm thanh tôm phát ra khi ăn. Thức ăn được sử dụng trong các ao nuôi này với đường kính từ 0,9 - 1,6 mm và chứa 42, 38 và 35% protein với kích cỡ tôm 4 g và từ trọng lượng tôm ở mức này cho đến khi thu hoạch với việc sử dụng loại thức ăn có đường kính 1,9mm và hàm lượng protein 35%.

Cho ăn theo nhu cầu

Các vùng nuôi trong ao được thiết lập theo các tiêu chuẩn kỹ thuật thích hợp đảm bảo việc sử dụng thức ăn của tôm.

Sự khác biệt đáng kể về hiệu suất được xác định khi so sánh các giá trị trung bình thu được từ bốn chu trình sản xuất được cho ăn bằng cách rải thức ăn thủ công và ba chu trình sử dụng hệ thống cho ăn theo yêu cầu. Các kết quả nuôi cho thấy tăng trưởng mỗi g mỗi tuần tăng từ 0,95 (cho ăn bằng tay) lên 2,1 (cho ăn theo yêu cầu). Tổng số tuần của chu trình sản xuất giảm từ 18 xuống còn 14, và trọng lượng thu hoạch trung bình cao hơn (21 g) đối với các chu trình cho ăn theo yêu cầu so với các chu trình cho ăn bằng tay (17 g). Hệ số chuyển đổi thức ăn đã giảm từ 1,5 xuống 1,3. Tỷ lệ sống thấp hơn trong trường hợp cho ăn theo chu trình cho ăn theo nhu cầu được giải thích bởi vì tôm được nuôi lớn hơn 21 g, trong khi ở chu trình cho ăn thủ công, trọng lượng thu hoạch trung bình là 17 g. Tag: bệnh trên tôm thẻ

Ảnh hưởng của mật độ dinh dưỡng của thức ăn thủy sản đối với hoạt động của tôm cho ăn theo yêu cầu cũng được đánh giá bằng cách sử dụng thiết bị cho ăn tự động với phát hiện âm thanh ở một trại tôm bán thâm canh với năng suất tự nhiên. Kết thúc đợt đánh giá này, tỷ lệ tăng trưởng tôm cao hơn và tăng tỷ lệ sống đạt 18%, được phản ánh qua việc tăng 340 kg tôm/ha, tương đương với sản lượng cao hơn 30%. Điều này chỉ ra rằng chỉ cho ăn theo nhu cầu không đủ để tăng các chỉ số kinh tế và năng suất, vì kết quả cho thấy rõ ràng rằng hiệu suất của tôm cũng phù hợp với việc sử dụng các loại thức ăn đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng của chúng.

Kết luận

Hệ thống cho ăn theo nhu cầu dựa trên các khẩu phần khác nhau và kết hợp với phát hiện âm thanh có thể được sử dụng để áp dụng đúng và phân phối đúng liều lượng thức ăn thủy sản có mật độ dinh dưỡng cao để cung cấp đầy đủ các nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của tôm nuôi. Mục đích của việc này là tối đa hoá sự tăng trưởng của tôm đòi hỏi trong các hệ thống sản xuất hiện tại.

Những cải tiến được báo cáo trong các đánh giá khác nhau phù hợp với biểu hiện tiềm năng di truyền của tôm. Những cải tiến này chỉ có thể được thể hiện khi dinh dưỡng, chiến lược cho ăn và các điều kiện sản xuất là phù hợp.

Cuối cùng, điều quan trọng cần đề cập là phải có kiến ​​thức về các đặc tính của thiết bị cho ăn, với vị trí chính xác của thiết bị này trong ao nuôi tôm, và hỗ trợ đạt được lợi ích tối đa của thức ăn nuôi trồng thủy sản để đạt năng suất cao.

Nguồn: 2lua.vn/article/nghien-cuu-ve-viec-cho-tom-an-theo-nhu-cau-thong-qua-he-thong-phan-phoi-tu-dong-5b15fd73e495190e328b4571.html