Chùm ngây có đặc tính dễ trồng, dễ sống, tương đối ít sâu bệnh, có thể trồng từ hạt hoặc hom cành.



Xuất phát từ giống cây dại, chùm ngây (tên khoa học Moringa oleifera) là cây thân gỗ có xuất xứ từ vùng Nam Á. Cách đây hàng ngàn năm, người cổ Hy Lạp, Ấn Độ đã biết đến và sử dụng giống cây này.

Lá chùm ngây chứa tới 8 loại vitamin, nhiều đạm , và nhiều khoáng chất như canxi, magie, photpho, kali… Bởi vậy, nó còn được gọi là “nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho các nước nhiệt đới". Tuy có nhiều lợi ích như vậy nhưng cây có thể được trồng và phát triển chỉ bằng các bước đơn giản:

Bước 1: Cây giống

Chùm ngây có thể trồng từ hạt, hom cành, hom củ, và trồng được quanh năm. Những nơi khô hạn tại Việt Nam nên chọn thời điểm bắt đầu trồng vào mùa mưa. Tag: may thoi khi

Người trồng có thể mua cây giống ươm từ hạt, hoặc chọn các cành mạnh khỏe từ cây khác để trồng. Chiều dài cây hoặc cành làm giống đạt khoảng 65-90 cm, đường kính cành 4-5 cm.

Bước 2: Chọn đất trồng

Chùm ngây thích hợp ở các vùng đất thoát nước tốt, đất pha cát. Cây mọc được cả ở những vùng hạn, đất xấu. Người trồng có thể thêm cát và phân bón theo tỷ lệ thích hợp, tùy theo chất đất tại nơi trồng.

Sau đó, cây cần được bón lót phân hữu cơ trước khi trồng và đào hố rộng. Nếu trồng lấy lá thì khoảng cách cần rộng để cây phát triển tán lá. Nếu trồng xen với ngô, khoảng cách là 2x2 m, còn lấy hoa, quả thì khoảng cách là 2,5x2 m.

Bước 3: Trồng cây

Chùm ngây ưa sáng, chịu được hạn nhưng không chịu được lạnh. Khi trồng trong chậu, người trồng cần đặt chậu ở nơi có ánh sáng ít nhất 6 giờ một ngày. Nhờ vậy, cây được đảm bảo đủ ánh sáng để quang hợp và sinh trưởng khỏe mạnh. Tag: máy thổi khí nuôi tôm

Khi trồng với cành, đầu dưới cành cắt vát góc 45 độ. Để tăng diện tích tiếp xúc với đất, cành cần được cắm sâu 22-23cm. Cây trồng cành có ưu điểm là sinh trưởng nhanh, giữ nguyên các đặc tính của cây mẹ, nhanh ra hoa.

Bước 4: Tưới nước

Cây chùm ngây dễ sinh trưởng. Sâu bệnh hại chủ yếu là ốc sên và một số côn trùng nhỏ, ngoài ra rất ít bệnh. Người trồng có thể rải vỏ trứng phơi khô đập vụn rải quanh gốc để hạn chế sên.

Cây cần nước để sinh trưởng nhưng không chịu được ngập úng. Bởi vậy, chỉ nên tưới một lần mỗi tuần. Những tháng mùa mưa cây cần được thoát nước tốt.

Bước 5: Tỉa cành

Cây chùm ngây sinh trưởng rất nhanh. Cây có thể cao vọt tới 5 m sau 1 năm nếu không cắt tỉa. Cành tương đối giòn, dễ gãy khi gặp mưa bão, do đó cần thường xuyên tỉa cành, tạo tán. Tag: máy thổi khí nuôi cá

Bước 6: Thu hoạch

Chùm ngây có thể cho thu hoạch cả thân, lá, cành. Lá tươi dùng như loại rau ăn hàng ngày. Cành, lá, thân còn được sấy khô làm trà, nghiền thành bột. Với cây thu hoạch lá, chỉ nên để khoảng 2-3 cành cấp, độ cao của cây nên để 2-3,5 m.

Nguồn: 2lua.vn/article/6-buoc-trong-sieu-thuc-pham-chum-ngay-tai-nha-5b2c6b27e495193e0c8b456b.html