Hàm lượng Nitrat tồn dư trong thực phẩm gây hại đến sức khỏe con người như thế nào? Có thiết bị nào kiểm tra hàm lượng nitrat tồn dư trong thực phẩm không?

Theo BS Trần Văn Ký – Ủy viên BCH Hội ATTP Việt Nam cho biết: “Rau củ quả chúng ta dùng phân Ure bón cây, tưới đất, tưới lên lá, thì cây hấp thụ lượng phân Ure đó, và lượng Nitrat từ phân Ure mà ra. Khi chúng ta trồng rau củ quả chúng ta phải tưới phân, nhưng chúng ta phải có thời gian cách ly sau 7 – 10 ngày mới thu hoạch thì lượng nitrat sẽ không còn tồn đọng trong rau, củ, quả nữa, nhưng vì chúng ta phun quá nhiều, hoặc thời gian cách ly thu hoạch quá ngắn nên lượng nitrat vẫn còn tồn tại dư lại trong rau, củ quả. Lượng Nitrat vượt ngưỡng cho phép chính là mầm mống gây ra các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư…

Cũng theo bác sỹ: Các tiêu chí như: “Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ xâu, kim loại nặng bám trên bề mặt thực phẩm, và vi sinh vật thì chúng ta có thể gọt vỏ, ngâm rửa sạch, hoặc nấu chín thì vi sinh vật sẽ chết, còn với Nitrat thì không thể loại bỏ được vì nó ngấm trong tế bào rau củ quả”.

Theo GS.TS Phan Thị Kim – Chủ tịch hội ATTP Việt Nam cho biết: Tồn dư nitrat trong thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp tính cản trở oxy, thiếu máu. Nếu để lâu dài chúng kết hợp với các amin tạo thành nitrosamin chính là chất gây ung thư .


Cũng theo vị Giáo Sư này: trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong nhóm nước có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư cao nhất thế giới. Do vậy, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là sau những vụ, rau củ quả tẩm hóa chất, hay thịt thối làm pate, xúc xích… đã trở thành nỗi bức xúc chung của cộng đồng. Trong khi đó, thực phẩm lại là nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, nên việc đảm bảo vệ sinh ATTP là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đến sự phát triển của giống nói.


Máy đo an toàn thực phẩm Soeks.

Máy Soeks, giải pháp loại bỏ những thực phẩm độc hại vượt ngưỡng Nitrat cho phép ra khỏi thực đơn hàng ngày của bạn và người thân.

Thực tế cho thấy, việc sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm ở Việt Nam đa phần còn ở quy mô nhỏ lẻ, với trang thiết bị lạc hậu, một số bộ phận người sản xuất, kinh doanh do lợi nhuận mà làm ăn gian dối, nhận thức về vệ sinh ATTP của người dân còn hạn chế… Chính vì vậy, tình trạng ngộ độc thực phẩm, các bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý người dân và nhu cầu kiểm tra an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết.

Nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng

“Nitrat đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Nitrat là các muối vo cơ NO2, NO3. Bản thân Nitrat không phải là chất gây ung thư, nhưng là tác nhân gián tiếp gây ra ung thư khi biến thành Nitrit. Chất này kết hợp với các hợp chất amin tự do tạo ra nitrosamin chính là chất gây ung thư.”

Các chuyên gia khuyến cáo, đối với nguồn rau, củ, quả nên dùng tươi càng sớm càng tốt, nếu bảo quản vài ngày lượng nitrat sẽ tăng. Riêng đối với các loại thực phẩm có ướp muối nitrat (muối diêm) tốt nhất là chúng ta chỉ nên sử dụng hạn chế.

Thống kê mới đây của Cục Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, kết quả phân tích hàm lượng nitrat trên bắp cải, cải xanh, su hào, cà chua, nho ở Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, TP.HCM… đã phát hiện nhiều mẫu rau củ có hàm lượng nitrat vượt mức cho phép từ 1,3-5 lần.



Các mẫu rau như rau cải là 1 trong những mẫu rau chứa lượng nitrat vượt ngưỡng.
Một nghiên cứu khác ở Quảng Bình cũng cho kết quả tương tự. Kiểm nghiệm hàm lượng nitrat của 50 mẫu rau (gồm 40 mẫu rau cải, 10 mẫu mướp đắng) cho thấy, số mẫu rau phát hiện nhiễm dư lượng nitrat chiếm đến 36% (18/50 mẫu), trong số đó có 5 mẫu chứa dư lượng nitrat vượt quá ngưỡng cho phép. Các mẫu rau có dư lượng nitrat vượt ngưỡng an toàn đều là các mẫu rau cải, đây là các mẫu rau được khuyến cáo không nên sử dụng. Những kết quả này cho thấy thực trạng dư thừa nitrat trong rau củ quả rất đáng báo động.

Video hướng dẫn kiểm tra thực phẩm với máy đo Soeks: