Nhắc đến cây phật thủ, là người ta nghĩ ngay đến những bàn tay của Phật, nghĩ đến một cái gì đó mang yếu tố tâm linh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tới loài quả với ý nghĩa cầu sự thịnh vượng, bình an và êm ấm mang tên “phật thủ” này.

Phật thủ còn chữa được nhiều bệnh như siro phật thủ mạch nha chữ đau họng cho cả trẻ em và người lớn, làm thuốc chữa đau dạ dày…

Để chữa chứng ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức có ba bài thuốc khác nhau đều có công hiệu đặc biệt. Ở phương thuốc thứ nhất, bạn dùng phật thủ tươi 12-15 g hay6 g đối với phật thủ khô, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày. Ở bài thuốc thứ hai, bạn lấy phật thủ khô, huyền hồ sách mỗi thứ 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài thuốc thứ ba, lấy phật thủ khô 6 g, thanh bì 9 g, xuyên luyện tử 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Những món ăn phật thủ nổi tiếng như cháo phật thủ, mứt phật thủ luông làm mê đắm lòng người.

Cách nấu cháo phật thủ rất đơn giản, gần như giống với các bước nấu cháo thông thường. Bạn lấy phật thủ 10-15g, gạo tẻ 60-80g. Nấu phật thủ với nước, sau khi được thì lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng nhằm tang thêm khẩu vị rồi khuấy đều, đun sôi. Cháo phật thủ không chỉ ngon mà còn được dùng nhiều trong các trường hợp như sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.

Tuy không phải tất cả mọi người đều biết đến những công dụng to lớn mà phật thủ mang lại, nhưng trong nhiều gia đình, phật thủ đã có một vị trí hết sức quan trọng. Và vị trí ấy ngày càng đặc biệt hơn vào các ngày lễ, tết, rằm hay mùng một.